Trẻ bị bỏng do nước trong bình nóng lạnh quá nóng là sơ xảy thường gặp khi sử dụng bình để tắm cho trẻ. Có sự cố này là do sự bất cẩn của các bậc cha mẹ đã không kiểm soát nhiệt độ kỹ càng trước khi tắm cho trẻ.
Bỏng rất nguy hiểm, nhẹ thì ảnh hưởng đến làn da, sức khỏe, tâm lý của bé; nặng thì gây bỏng toàn thân và nguy kịch đến tính mạng. Vậy làm gì khi trẻ bị bỏng? Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra để các bậc cha mẹ trang bị kiến thức riêng cho mình để có những biện pháp xử lý, sơ cứu vết bỏng ngay tại thời điểm đó. Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời cho câu câu hỏi “làm gì khi trẻ bị bỏng do nước quá nóng” một cách hiệu quả nhất. Mời bạn theo dõi!
Cách xử lý hiệu quả khi trẻ bị bỏng do nước quá nóng:
Khi trẻ bị bỏng do nước quá nóng, bạn cần xử lý, sơ cứu vết bỏng cho trẻ cần theo hướng dẫn dưới đây để giảm bớt cơn đau cho trẻ, hạn chế mức độ nguy hiểm của vết bỏng:
+ Làm mát vết bỏng bằng cách cho vòi nước sạch, mát, chảy chầm chậm, nhẹ nhàng lên vết bỏng khoảng 15-20 phút. Cách xử lý ban đầu này có thể giúp cho da khỏi bị rộp. Đồng thời lượng nước sạch ngay thời điểm đó còn có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương.
+ Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng da bị bỏng trước khi vết bỏng sưng nề như: vải áo, quần, giày, vòng tay,…
+ Che phủ vùng da bị bỏng bằng gạc vô khuẩn. Có thể dùng vải sạch để thay thế nếu không có gạc.
+ Da trẻ rất nhạy cảm nên bạn cần an ủi, dỗ dành trẻ, cho trẻ uống nước và đặt trẻ ở tư thế nằm.
+ Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Vết thương sẽ lành dần nhờ quá trình biểu mô hóa.
+ Trường hợp da bị bỏng nặng thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời.
Lưu ý khi sơ cứu vết thương do bỏng cho trẻ:
+ Có nhiều quan niệm cho rằng: dùng nước đá, nước lạnh để làm mát da khi trẻ bị bỏng do nước nóng, tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm, gây tác hại ngược lại cho vết bỏng. Ngoài ra, bạn cũng tuyệt đối không được dùng nước mắm, kem đánh răng,… hoặc các loại thuốc mỡ bôi để đắp lên vết bỏng. Việc sơ cứu không đúng cách sẽ làm cho vết bỏng nghiêm trọng hơn.
+ Khi chẳng may sơ ý làm con bị bỏng, các bậc làm cha làm mẹ cần phải bình tĩnh, tìm cách sơ cứu cho trẻ.
+ Mọi động tác sơ cứu vết bỏng cho trẻ cần phải hết sức nhẹ nhàng, tránh gây sốc cho trẻ.
Lời khuyên khi tắm cho trẻ bằng bình nóng lạnh:
Để không xảy ra tình trạng trẻ bị bỏng do nước nóng trong bình nóng lạnh, bạn cần phải: Kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ khi tắm cho trẻ, không để trẻ tự ý tắm bình nóng lạnh, không nên để trẻ một mình trong nhà tắm. Bên cạnh đó bạn cũng nên bảo dưỡng bình nóng lạnh định kỳ để sớm phát hiện những hư hỏng để sử dụng bình nóng lạnh an toàn không những cho trẻ mà cho cả gia đình.
Trên đây là điều bạn cần làm khi trẻ bị bỏng do nước trong bình nóng lạnh quá nóng. Nếu gia đình bạn có sử dụng bình nóng lạnh cũng như có trẻ nhỏ thì nên lưu lại bài viết này. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ là “liều thuốc bổ” giúp bạn bảo vệ con mình một cách hiệu quả nhất!