Site icon SỬA CHỮA BÌNH NÓNG LẠNH TẠI HÀ NỘI – 02439.111.000

Cấu tạo của rơ-le

Trong bài cấu tạo bình nóng lạnh, hẳn các bạn đã phần nào biết được các thành phần của bình nóng lạnh. Trong bài viết này mình muốn làm rõ hơn vai trò cũng như cấu tạo của rơ-le.

Vai trò của rơ-le

Rơ-le chia theo chức năng thì có 3 loại. Những chiếc rơ-le trong bình nóng lạnh có tác dụng ngắt nguồn khi thiết bị đạt đến một nhiệt độ nhất định. Đó chính là cơ chế tự ngắt của rơ-le. Nó giúp bảo vệ người dùng cũng như thiết bị tránh tình trạng nước quá nóng gây bỏng và làm hỏng các bộ phận của thiết bị. Lưu ý, rơ-le không có tác dụng chống giật, điều mà nhiều bạn hay hiểu nhầm.

Phân loại rơ-le theo chức năng thì ta có thể chia thành 3 loại: rơ-le điều chỉnh nhiệt độ (Thermostat), rơ-le kiểm cảm biến quá tải (Overload) và rơ-le khởi động. Tìm hiểu cấu tạo rơ-le từng loại theo thông tin bên dưới.

Rơ-le điều chỉnh nhiệt độ (Thermostat)

Cấu tạo: một đầu cảm biến nhiệt chứa một chất lỏng dễ giãn  nở, gặp lạnh sẽ co lại và giãn ra khi gặp nhiệt độ cao. Nó sẽ được nối với một ống mao dài.

Nhiệm vụ: khống chế nhiệt độ của  máy lạnh và sự hoạt động của máy lạnh.

Nguyên lý làm việc: Khi nhiệt độ phòng đạt được nhiệt độ lạnh mong muốn thì chất lỏng giãn nở trong đầu cảm biến nối với các mao mạch ngắt mạch máy nén. Sau một lúc, khi mà nhiệt độ nóng lên thì đầu cảm biến hết giãn nở, rơ-le máy nén hoạt động lại bình thường.

Rơ-le kiểu cảm biến quá tải (Overload)

Cấu tạo: là loại rơ-le nhiệt dùng tấm lưỡng kim.

Nhiệm vụ: bảo vệ máy nén quá tải khi dòng điện lớn hay nhiệt độ máy nén quá cao.

Nguyên lý làm việc: ở nhiệt độ bình thường thì tấm lưỡng kim không bị biến dạng, khi dòng điện đi qua quá lớn hay nhiệt độ máy nén quá cao thì dây điện trở đặt gần thanh lưỡng kim nóng và cong lên ngắt mạch. Khi đó máy nén ngưng hoạt động. Thanh lưỡng kim sẽ trở lại bình thường khi nhiệt độ trở về mức bình thường. Lúc này máy nén lại hoạt động bình thường.

Rơ-le khởi động

Cấu tạo: kiểu bán dẫn PTC, lắp bên trong máy nén.

Nhiệm vụ: đóng ngắt dòng điện vào dây quấn phụ.

Nguyên lý làm việc: Khi động cơ khởi động thì dây quấn phụ được nối với dây quấn chính. Khi động cơ hoạt động đạt đến tốc độ 70% tốc độ chuẩn thì rơ-le sẽ ngắt điện dây quấn phụ. Lúc này, động cơ chỉ hoạt động với dây quấn chính mà thôi.

Đối với một thiết bị, dụng cụ bất kỳ thì việc nắm rõ cấu tạo luôn là chìa khóa giúp bạn giải quyết mọi vấn đề. Vậy nên việc tìm hiểu cấu tạo của rơ-le cũng không nằm ngoài quy luật này. Bạn có thể tự mình sửa bình nóng lạnh tại nhà hay sửa máy lạnh,…

Bạn có thể liên hệ đội ngũ sửa chữa bình nóng lạnh tại đây